50 CÂU NÓI TIẾNG ANH THÔNG DỤNG HẰNG NGÀY

50 CÂU NÓI TIẾNG ANH THÔNG DỤNG HẰNG NGÀY

1. What’s up? – Có chuyện gì vậy? 

2. How’s it going? – Dạo này ra sao rồi? 

3. What have you been doing? – Dạo này đang làm gì? 

4. Nothing much. – Không có gì mới cả. 

5. What’s on your mind? – Bạn đang lo lắng gì vậy? 

6. I was just thinking. – Tôi chỉ nghĩ linh tinh thôi.

7. I was just daydreaming. – Tôi chỉ đãng trí đôi chút thôi. 

8. It’s none of your business. – Không phải là chuyện của bạn. 

9. Is that so? – Vậy hả? 

10. How come? – Làm thế nào vậy? 

11. Absolutely! – Chắc chắn rồi! 

12. Definitely! – Quá đúng! 

13. Of course! – Dĩ nhiên! 

14. You better believe it! – Chắc chắn mà.

15. I guess so. – Tôi đoán vậy.

16. There’s no way to know. – Làm sao mà biết được.

17. I can’t say for sure. – Tôi không thể nói chắc.

18. This is too good to be true! – Chuyện này khó tin quá!

19. No way! (Stop joking!) – Thôi đi (đừng đùa nữa).

20. I got it. – Tôi hiểu rồi.

21. Right on! (Great!) – Quá đúng!

22. I did it! (I made it!) – Tôi thành công rồi!

23. Got a minute? – Có rảnh không?

24. About when? – Vào khoảng thời gian nào? 

25. I won’t take but a minute. – Sẽ không mất nhiều thời gian đâu.

26. Speak up! – Hãy nói lớn lên. 

27. Seen Melissa? – Có thấy Melissa không? 

28. So we’ve met again, eh? – Thế là ta lại gặp nhau phải không? 

29. Come here. – Đến đây. 

30. Come over. – Ghé chơi.

31. Don’t go yet. – Đừng đi vội. 

32. Please go first. After you. – Xin nhường đi trước. Tôi xin đi sau. 

33. Thanks for letting me go first. – Cám ơn đã nhường đường. 

34. What a relief. – Thật là nhẹ nhõm.

35. What the hell are you doing? – Anh đang làm cái quái gì thế kia? 

36. You’re a life saver. – Bạn đúng là cứu tinh.

37. I know I can count on you. – Tôi biết mình có thể trông cậy vào bạn mà.

38. Get your head out of your ass! – Đừng có giả vờ khờ khạo! 

39. That’s a lie! – Xạo quá! 

40. Do as I say. – Làm theo lời tôi.

41. This is the limit! – Đủ rồi đó! 

42. Explain to me why. – Hãy giải thích cho tôi tại sao.

43. Ask for it! – Tự mình làm thì tự mình chịu đi!

44. In the nick of time. – Thật là đúng lúc.

45. No litter. – Cấm vứt rác.

46. Go for it! – Cứ liều thử đi.

47. What a jerk! – Thật là đáng ghét.

48. How cute! – Ngộ ngĩnh, dễ thương quá!

49. None of your business! – Không phải việc của bạn.

50. Don’t peep! – Đừng nhìn lén!

Một số cụm từ thông dụng

Be of my age: Cỡ tuổi tôi
Big mouth: Nhiều chuyện
By the way: À này
Be my guest: Tự nhiên

Break it up: Dừng tay
Come on: Thôi mà gắng lên, cố lên
Cool it: Đừng nóng
Come off it: Đừng xạo

Cut it out: Đừng giỡn nữa, ngưng lại
Dead end: Đường cùng
Dead meat: Chết chắc
What for?: Để làm gì?

Don’t bother: Đừng bận tâm
Do you mind: Làm phiền
Don’t be nosy: Đừng nhiều chuyện
Take it easy: Từ từ

Let me be: Kệ tôi
No hard feeling: Không giận chứ
Piece of cake: Dễ thôi mà, dễ ợt
Poor thing: Thật tội nghiệp

One way or another: Không bằng cách này thì bằng cách khác
One thing lead to another: Hết chuyện này đến chuyện khác
So what?: Vậy thì sao?
So so: Thường thôi

Too good to be true: Thiệt khó tin
Too bad: Ráng chiụ
Well then: Vậy thì
Way to go: Khá lắm, được lắm
Why not ?: Sao lại không?

Tính từ mô tả nhân vật

Personality: Nhân cách, tính cách.
– Bad-tempered: Nóng tính
– Boring: Buồn chán.
– Brave: Anh hùng
– Careful: Cẩn thận
– Careless: Bất cẩn, cẩu thả.
– Cheerful: Vui vẻ
– Crazy: Điên khùng
– Easy going: Dễ gần.
– Exciting: Thú vị
– Friendly: Thân thiện.
– Funny: Vui vẻ.
– Generous: Hào phóng
– Hardworking: Chăm chỉ.
– Impolite: Bất lịch sự.
– Kind: Tốt bụng.
– Lazy: Lười biếng
– Mean: Keo kiệt.
– Out going: Cởi mở.
-Polite: Lịch sự.
– Quiet: Ít nói
– Serious: Nghiêm túc.
– Shy: Nhút nhát
– Smart = intelligent: Thông minh.
– Sociable: Hòa đồng.
– Soft: Dịu dàng
– Strict: Nghiêm khắc
– Stupid: Ngu ngốc
– Talented: Tài năng, có tài.
– Talkative: Nói nhiều.
– Aggressive: Hung hăng, xông xáo
– Ambitious: Có nhiều tham vọng
– Cautious: Thận trọng.
– Competitive: Cạnh tranh, đua tranh
– Confident: Tự tin
– Creative: Sáng tạo
– Dependable: Đáng tin cậy
– Enthusiastic: Hăng hái, nhiệt tình
– Extroverted: hướng ngoại
– Introverted: Hướng nội
– imaginative: giàu trí tưởng tượng
– Observant: Tinh ý
– Optimistic: Lạc quan
– pessimistic: Bi quan
– Rational: Có chừng mực, có lý trí
– Reckless: Hấp Tấp
– Sincere: Thành thật
– Stubborn: Bướng bỉnh (as stubborn as a mule)
– Understantding: hiểu biết
– Wise: Thông thái uyên bác.
– Clever: Khéo léo
– Tacful: Lịch thiệp
– Faithful: Chung thủy
– Gentle: Nhẹ nhàng
– Humorous: hài hước
– Honest: trung thực
– Loyal: Trung thành
– Patient: Kiên nhẫn
– open-minded: Khoáng đạt
– Selfish: Ích kỷ
– Hot-temper: Nóng tính
– Cold: Lạnh lùng
– Mad: điên, khùng
– Aggressive: Xấu bụng
– Unkind: Xấu bụng, không tốt
– Unpleasant: Khó chịu
– Cruel: ĐỘc ác
– Gruff: Thô lỗ cục cằn
– insolent: Láo xược
– Haughty: Kiêu căng
– Boast: Khoe khoang
– Modest: Khiêm tốn
– keen: Say mê
– Headstrong: Cứng đầu
– Naughty: nghịch ngợm

10 TRẠNG THÁI HƯ HỎNG CỦA ĐỒ VẬT —

1. scratched — trầy xước

Ex: This CD is scratched. (Cái đĩa CD này bị trầy.)
There are scratches on the CD. (Có vài vết trầy xước trên đĩa CD.)

2. cracked — nứt

Ex: The CD is cracked (Cái đĩa CD bị nứt.)

 
3. smashed — vỡ, bể

Ex: The guitar is smashed. (Cây đàn guitar bị bể.)

4. torn / ripped — rách

Ex: The jeans are torn/ripped. (Cái quần jean bị rách.)

 
5. burnt — cháy, khét

Ex: The bread is burnt. (Bánh mì bị cháy.)

 
6. Stained — bị nhơ, có vết bẩn

Ex: The shirt is stained. (Chiếc áo bị bẩn.)
There is an ink stain on the shirt. (Có vết mực trên áo.)

7. chipped — sứt mẻ

Ex: The cup is chipped. (Cái cốc bị mẻ.)

8. dented — móp 

Ex: The car door is dented. (Cánh cửa xe hơi bị móp.)

9. bent — bị cong, bị méo

Ex: The key is bent. (Chìa khóa bị méo.)

10. Crumpled — nhăn nhúm

Ex: The paper is crumpled. (Tờ giấy bị nhăn)

CÁC CẤP BẬC TRONG GIA ĐÌNH

ancestor: tổ tiên, ông bà

forefather: tổ tiên

great-grandparent: ông cố hoặc bà cố

great-grandfather: ông cố

great-grandmother: bà cố

grandparent: ông hoặc bà

grandfather: ông (nội, ngoại)

grandmother: bà (nội, ngoại)

great-uncle: ông chú, ông bác (anh hoặc em của ông nội)

great-aunt: bà thím, bà bác (chị hoặc em của ông nội)

parent: ba hoặc mẹ (số nhiều là “ba mẹ”)

father: ba

mother : mẹ

father-in-law: ba chồng, ba vợ

mother-in-law: mẹ chồng, mẹ vợ

aunt: cô, dì, thím, mợ

uncle : chú, bác, dượng, cậu

sibling: anh, chị, em ruột

brother: anh (em) trai

sister: chị (em) gái 

cousin (hay first cousin): anh, chị, em họ 

sister-in-law : chị hoặc em dâu

brother-in-law: anh hoặc em rể

children: con cái

daughter: con gái

son: con trai

daughter-in-law: con dâu

son-in-law: con rể

niece: cháu gái (gọi chú thím)

nephew: cháu trai (gọi chú thím)

godfather: cha đỡ đầu

great-: dùng để lùi về 1 thế hệ. great-grandfather ông cố

step-: kế, ghẻ. Stepfather, stepmother, stepchild, v.v.

half-: trong mối liên quan cùng cha khác mẹ (hoặc ngược lại). halfbrother anh em trai khác cha hoặc mẹ.

foster-: nuôi. foster-mother mẹ nuôi, foster-son con nuôi
bastard (cũ) con rơi (ngoài hôn nhân)

fosterling : con nuôi

orphan: trẻ mồ côi

bachelor: đàn ông độc thân

bachelorette: phụ nữ độc thân (=muốn có chồng)

spinster: người đàn bà không chồng (=không muốn có chồng)

widower: người đàn ông góa vợ

widow: góa phụ

folks: họ hàng thân thuộc

kinsman: người bà con (nam)

kinswoman: người bà con (nữ)

fraternity: tình anh em

brotherhood: tình anh em

Quy tắt nối âm trong nói Tiếng Anh

QUY TẮC NỐI ÂM TRONG NÓI TIẾNG ANH

SỰ NỐI ÂM (liaison) là một trong 3 thành phần (phát âm, ngữ điệu và nối âm) chính của Giọng Bản Xứ Mỹ (American Accent). Hẳn các bạn đã hiểu qua về Phát âm và Ngữ điệu trong tiếng Anh. Hôm nay, chúng tôi giới thiệu các bạn một cách khái quát về NỐI ÂM trong nói tiếng Anh. Hiểu được những nguyên tắc về NỐI ÂM giúp chúng ta nghe người bản xứ nói dễ dàng hơn, đặc biệt là khi nói nhanh.

Sau đây là một số quy tắc nối âm:
Chú ý: khi chúng ta nói đến phụ âm hay nguyên âm trong cách đọc có nghĩa là chúng ta đang nói đến phiên âm của chúng. Ví dụ: chữ “hour” mặc dù trong chữ viết bắt đầu bằng phụ âm “h”, nhưng trong phiên âm lại bắt đầu bằng nguyên âm “a” (aʊər ).

1. Quy tắc phụ âm đứng trước nguyên âm:
– Khi chữ trước kết thúc bằng một phụ âm, chữ sau bắt đầu bằng một nguyên âm, bạn đọc nối phụ âm với nguyên âm.
Ví dụ: check-in bạn đọc liền thành [‘t∫ek’in], fill-up đọc liền thành [‘filʌp] chứ không tách rời hai từ.
– Các từ tận cùng bằng nguyên âm không được phát âm.
Ví dụ: make-up đọc là [‘meikʌp], come-on đọc là [‘kʌm,ɔn]
– Đối với những cụm từ viết tắt.
Ví dụ: “MA”(Master of Arts) đọc là /em mei/
Tuy nhiên, khi một phụ âm có gió đứng trước nguyên âm, trước khi bạn nối với nguyên âm, bạn phải chuyển phụ âm đó sang phụ âm không gió tương ứng.
Ví dụ “laugh” được phát âm là /f/ tận cùng, nhưng nếu bạn dùng trong một cụm từ như “laugh at someone”, bạn phải chuyển âm /f/ thành /v/ và đọc là /la:v væt/.

Mời các bạn luyện tập quy tắc nối âm khi phụ âm đứng trước nguyên âm trong các ví dụ sau: 

Words liaison
wall-eye [‘wɔ:l’ai]
pull-off [‘pulɔf]
hold on [hould ɔn]
full-automatic [‘fulɔ:tə’mætik]
catch-all [‘kæt∫ɔ:l]
break-up [‘breikʌp]

2. Quy phụ nguyên âm đứng trước nguyên âm:
Khi chữ trước kết thúc bằng một nguyên âm, chữ sau bắt đầu bằng một nguyên âm thì hay nguyên âm này được nối với nhau bởi (w/w/) hoặc (y /j/). Cụ thể như sau:

– Đối với nguyên âm tròn môi (khi phát âm, môi bạn nhìn giống hình chữ “O”, ví dụ: “OU”, “U”, “AU”,… bạn cần thêm phụ âm “W” vào giữa. Ví dụ “USA” sẽ được đọc là /ju wes sei/.

* Mời các bạn tham khảo bảng ví dụ sau:
too often who is so I do all
Đọc là tooWoften whoWis soWI doWall

– Đối với nguyên âm dài môi (khi phát âm, môi bạn kéo dài sang 2 bên), ví dụ: “E”, “I”, “EI”,… bạn thêm phụ âm “Y” vào giữa. Ví dụ: VOA (Voice of America) /vi you wei/. 

* Tương tự ta có các ví dụ:
I am Kay is the end she asked
Đọc là IYam KayYis theYend sheYasked

3. Qui tắc phụ âm đứng trước phụ âm:
Khi chữ trước kết thúc bằng phụ âm có cách phát âm giống hoặc tương tự phụ âm bắt đầu chữ sau, ta chỉ đọc phụ âm bắt đầu chữ sau thôi.
Ví dụ: 
“want to” (bao gồm 3 phụ âm N, T, T cùng nhóm sau răng đứng gần nhau) sẽ được đọc là /won nə/*.
“got to” hay gotta, đọc là /ˈgɑː.t̬ə/

4. Các trường hợp đặc biệt:
– Chữ U hoặc Y, đứng sau chữ cái T, phải được phát âm là /ch/:
Ví dụ: 
not yet [‘not chet]
mixture [‘mikst∫ə]
– Chữ cái U hoặc Y, đứng sau chữ cái D, phải được phát âm là /dj/:
Ví dụ: education [,edju:’kei∫n] 
– Phụ âm T, nằm giữa 2 nguyên âm và không là trọng âm, phải được phát âm là /D/:
Ví dụ: 
tomato /tou’meidou/
I go to cinema /ai gou də sinimə/.
– “Him, her, them” không chỉ có một cách đọc thông thường như người học tiếng Anh thường sử dụng, mỗi từ đều có hai cách đọc khác nhau:
Có phụ âm đầu (khi phía trước là một nguyên âm)
Không có phụ âm đầu (khi phía trước là một phụ âm – và trong trường hợp này, ta có thể nối)
Ví dụ: 
take him = ta + k + (h) im = ta + kim
gave her = gay + v + (h) er = gay + ver

Phân biệt MUST và HAVE TO

Must và have to đều được sử đụng để trình bày bổn phận hay sự cần thiết phải làm điều gì đó

Chúng có thể thay thế cho nhau trong thì hiện tại, ngoại trừ trường hợp must thể hiện rằng chính người nói đã quyết định một điều gì đó cần thiết phải làm, nhưng trái lại have to và have got to thể hiện rằng một ai đó khác bắt phải đảm gánh chịu quyết định đó

* I must clean the house before mum gets back. I want her to find it all neat and tidy.
Tôi phải vệ sinh sạch sẽ ngôi nhà. Tôi muốn mẹ tôi thấy nó sạch sẽ và ngăn nắp. (chứ mẹ tôi không có bắt tôi làm)
* Sorry, I can’t come out now. I’ve got to tidy up my room before I’m allowed out.
Xin lỗi, tôi không thể đi ra ngoài được. Tôi phải dọn dẹp phòng của tôi trước khi tôi được cho phép ra ngoài. (tức là tôi bị bắt dọn dẹp, dọn dẹp xong mới cho đi chơi) 

Khi bạn nói bạn must + do something, tức là bạn đã quyết định chắc chắn bạn sẽ làm nó trong tương lai (bạn quyết định chứ không phải ai khác)
– I must phone my sister.
– We must get someone to fix that wheel.
– I mustn’t bite my nails.

Khi bạn bảo một người nào đó rằng họ must + do something, bạn đang nhấn mạnh rằng bạn nghĩ đó là một ý kiến hay để họ làm theo như vậy
– You must come and stay with us for the weekend.
– We must meet for lunch soon.

* Must
Trong thì hiện tại, must không thay đổi với tất cả đại danh từ
– I must – you must – he/she/it must – we must – you must – they must
Must được theo sau bởi một động từ chính (động từ nguyên mẫu không có “to”)
– I must eat more fruit. It’s good for me. (Tôi phải ăn nhiều trái cây hơn. Nó rất tốt cho tôi)
– You must go and see the new Will Smith movie. You’ll love it! (Bạn phải đi xem bộ phim mới của WillSmith. Bạn sẽ thích nó!)
– We must remember to thank them for the lovely gift. (Chúng ta phải nhớ cảm ơn họ về món quà dễ thương này)

* Have to
Trong thì hiện tại, have to không thay đổi đối với tất cả đại danh từ, nhưng nó trở thành has to trong ngôi thứ ba.
I have to – you have to – he/she/it has to – we have to – you have to – they have to
Have to được theo sau là một động từ chính (nguyên mẫu không có “to”)
– I have to submit this assignment by 3pm tomorrow. (Tôi phải nộp bài tập này trước 3 giờ chiều ngày mai)
– She has had three heart attacks, so now she has to have an operation. (Cô ấy đã bị đau tim 3 lần, vì thế cô ấy phải phẩu thuật)

Hi vọng bài học này sẽ đem lại nhiều kiến thức cho các bạn!

Phân biệt conservation và conservancy

Conservancy và conservation đều có nghĩa chung là bảo tồn hay bảo vệ thiên nhiên như đất, rừng, sông, nhưng nghĩa hơi khác nhau.

I. Conservancy: chỉ nhóm các viên chức kiểm soát, bảo vệ sông hay cảng, hay khu vực đất đai ở Anh.
– Ủy ban bảo vệ sông Thames gọi là The Thames Conservancy.
– Ở Mỹ có The Nature Conservancy = Ủy ban Bảo vệ Thiên nhiên.

* Conservancy còn có nghĩa là sự bảo vệ của nhà nước đối với rừng…

* Vậy conservancy có 3 nghĩa:
1. Conservation of natural resources = Bảo vệ thiên nhiên.
2. An organization dedicated to the conservation of wildlife and wildlife habitats = Sở hay cơ quan bảo vệ đời sống của thú hoang dã và môi trường sống của chúng.
3. Riêng bên Anh, conservancy có nghĩa ủy hội có trách nhiệm bảo tồn sông ngòi và thủy sản và giao thông trên sông ngòi (Chiefly British = an organization supervising fisheries and navigation).

II. Conservation: chỉ sự ngăn chặn mất mát, lãng phí, hư hỏng, phá hoại, sự bảo tồn rừng, nguồn nước, những toà nhà có di tích lịch sử, thú hoang dã (wildlife conservation), nói chung là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
– The conservation of energy = Luật bảo tồn năng lượng.
– She’s interested in conservation = Bà ta quan tâm đến bảo vệ môi trường.

–> Tóm lại: conservancy cùng có nghĩa sự bảo tồn, sự gìn giữ như conservation, nhưng conservancy còn có nghĩa như bảo quản preservation, và nghĩa riêng là ủy ban, hay cơ quan lo bảo vệ rừng, thú hoang, sông ngòi, nhà cổ có di tích lịch sử.

Những trường hợp nói nối, nói tắt trong tiếng Anh

Bạn có biết ‘s not = it’s not, I dunno = I don’t know, cos = because không? Còn nhiều cụm hay lắm nữa đấy!

Đây là một số từ thông dụng trong tiếng Anh. Các bạn nên làm quen với cách nói này. Sẽ rất bổ ích!

– ’s not = it’s not
– Whatcher name ? = What’s your name ?
– Inni, wannit = Isn’t it, wasn’t it
– I dunno, stoo hard = I don’t know, it’s too hard
– Cos = because
– Course = of course
– Probly = probably
– Gonna = going to
– Wanna = want to
– Wanna dance ? = do you want to dance?
– I wanna go … = I want to go
– How boutchu = How about you ?
– How boutdit ? = How about it ?
– Whatcha doing ? = What are you doing ?
– Zit work ? = Does it work ?
– Zit ready yet ? = Is it ready yet
– Gotta = have to
– Kinda = kind of
– Outa = out of
– Woulda = would have
– Coulda = could have
– Shoulda = should have

Cách dùng How long, How many times

How long…? được dùng để đặt câu hỏi về khoảng thời gian – bao lâu. Nếu bạn dùng cấu trúc câu How many times…?, bạn hỏi về con số cụ thể mỗi lần một việc gì xảy ra.

* How long…? được dùng để đặt câu hỏi về khoảng thời gian – bao lâu. Hãy xem các ví dụ sau:

‘How long have you been waiting?’ ‘Only for a minute or two.’ (Bạn đợi bao lâu rồi? Chỉ một hoặc hai phút thôi)
‘How much longer can you stay?’ ‘Not much longer. For another ten minutes perhaps. I have to be home before midnight.’ (Bạn định ở lại thêm bao lâu nữa? Cũng không lâu nữa đâu. Chắc khoảng 10 phút nữa. Tôi phải về nhà trước nửa đêm.
Cấu trúc này thường được dùng với giới từ “for” hoặc “since” trong câu trả lời.
* How long…? cũng có thể được dùng để hỏi về độ dài được đo đạc của một vật gì đó. Sau đây là một số ví dụ:
‘I see you are growing your hair. How long do you want it to be?’ ‘Shoulder-length at least.’. (Mình thấy cậu đang nuôi tóc. Cậu muốn nuôi dài khoảng bao nhiêu? Ít nhất cũng đến ngang vai.

* Nếu bạn dùng cấu trúc câu How many times…?, bạn hỏi về con số cụ thể mỗi lần một việc gì xảy ra. Hãy xem các ví dụ sau:

‘How many times have you read that book?’ ‘At least ten times. I really like it.’ (Bạn đọc quyển sách đó mấy lần rồi? Ít nhất 10 lần rồi, mình rất thích nó.
‘How many times did the phone ring last night?’ ‘We must have had about twenty calls.’ (Đêm qua điện thoại đổ chuông mấy lần vậy? Chắc cũng phải có tới 20 tận cuộc gọi đến.
* Lưu ý cấu trúc How often…? thường được dùng thường xuyên hơn cấu trúc How many times…?
Khi bạn dùng cấu trúc này bạn hỏi một việc gì đó xảy ra thường xuyên như thế nào.
Không giống How many times…? vốn thường được dùng để nói tới những dịp trong quá khứ, How often…? được dùng để nói tới các tình huống trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Hãy xem các ví dụ sau:
‘How often will you visit your mother in hospital?’ ‘I shall try to visit at least once a week.’ (Cậu định đi thăm mẹ bao nhiêu lâu một lần? Tôi sẽ cố gắng đi thăm bà ấy ít nhất 1 lần 1 tuần.)
‘How often do you go to the big supermarket to do your shopping?’ ‘Not very often. Perhaps once a month.’ Cậu thường đi siêu thị mua đồ bao lâu một lần? Cũng không thường xuyên lắm. Có lẽ 1 tháng 1 lần.