Phân biệt MUST và HAVE TO

Must và have to đều được sử đụng để trình bày bổn phận hay sự cần thiết phải làm điều gì đó

Chúng có thể thay thế cho nhau trong thì hiện tại, ngoại trừ trường hợp must thể hiện rằng chính người nói đã quyết định một điều gì đó cần thiết phải làm, nhưng trái lại have to và have got to thể hiện rằng một ai đó khác bắt phải đảm gánh chịu quyết định đó

* I must clean the house before mum gets back. I want her to find it all neat and tidy.
Tôi phải vệ sinh sạch sẽ ngôi nhà. Tôi muốn mẹ tôi thấy nó sạch sẽ và ngăn nắp. (chứ mẹ tôi không có bắt tôi làm)
* Sorry, I can’t come out now. I’ve got to tidy up my room before I’m allowed out.
Xin lỗi, tôi không thể đi ra ngoài được. Tôi phải dọn dẹp phòng của tôi trước khi tôi được cho phép ra ngoài. (tức là tôi bị bắt dọn dẹp, dọn dẹp xong mới cho đi chơi) 

Khi bạn nói bạn must + do something, tức là bạn đã quyết định chắc chắn bạn sẽ làm nó trong tương lai (bạn quyết định chứ không phải ai khác)
– I must phone my sister.
– We must get someone to fix that wheel.
– I mustn’t bite my nails.

Khi bạn bảo một người nào đó rằng họ must + do something, bạn đang nhấn mạnh rằng bạn nghĩ đó là một ý kiến hay để họ làm theo như vậy
– You must come and stay with us for the weekend.
– We must meet for lunch soon.

* Must
Trong thì hiện tại, must không thay đổi với tất cả đại danh từ
– I must – you must – he/she/it must – we must – you must – they must
Must được theo sau bởi một động từ chính (động từ nguyên mẫu không có “to”)
– I must eat more fruit. It’s good for me. (Tôi phải ăn nhiều trái cây hơn. Nó rất tốt cho tôi)
– You must go and see the new Will Smith movie. You’ll love it! (Bạn phải đi xem bộ phim mới của WillSmith. Bạn sẽ thích nó!)
– We must remember to thank them for the lovely gift. (Chúng ta phải nhớ cảm ơn họ về món quà dễ thương này)

* Have to
Trong thì hiện tại, have to không thay đổi đối với tất cả đại danh từ, nhưng nó trở thành has to trong ngôi thứ ba.
I have to – you have to – he/she/it has to – we have to – you have to – they have to
Have to được theo sau là một động từ chính (nguyên mẫu không có “to”)
– I have to submit this assignment by 3pm tomorrow. (Tôi phải nộp bài tập này trước 3 giờ chiều ngày mai)
– She has had three heart attacks, so now she has to have an operation. (Cô ấy đã bị đau tim 3 lần, vì thế cô ấy phải phẩu thuật)

Hi vọng bài học này sẽ đem lại nhiều kiến thức cho các bạn!

Phân biệt conservation và conservancy

Conservancy và conservation đều có nghĩa chung là bảo tồn hay bảo vệ thiên nhiên như đất, rừng, sông, nhưng nghĩa hơi khác nhau.

I. Conservancy: chỉ nhóm các viên chức kiểm soát, bảo vệ sông hay cảng, hay khu vực đất đai ở Anh.
– Ủy ban bảo vệ sông Thames gọi là The Thames Conservancy.
– Ở Mỹ có The Nature Conservancy = Ủy ban Bảo vệ Thiên nhiên.

* Conservancy còn có nghĩa là sự bảo vệ của nhà nước đối với rừng…

* Vậy conservancy có 3 nghĩa:
1. Conservation of natural resources = Bảo vệ thiên nhiên.
2. An organization dedicated to the conservation of wildlife and wildlife habitats = Sở hay cơ quan bảo vệ đời sống của thú hoang dã và môi trường sống của chúng.
3. Riêng bên Anh, conservancy có nghĩa ủy hội có trách nhiệm bảo tồn sông ngòi và thủy sản và giao thông trên sông ngòi (Chiefly British = an organization supervising fisheries and navigation).

II. Conservation: chỉ sự ngăn chặn mất mát, lãng phí, hư hỏng, phá hoại, sự bảo tồn rừng, nguồn nước, những toà nhà có di tích lịch sử, thú hoang dã (wildlife conservation), nói chung là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
– The conservation of energy = Luật bảo tồn năng lượng.
– She’s interested in conservation = Bà ta quan tâm đến bảo vệ môi trường.

–> Tóm lại: conservancy cùng có nghĩa sự bảo tồn, sự gìn giữ như conservation, nhưng conservancy còn có nghĩa như bảo quản preservation, và nghĩa riêng là ủy ban, hay cơ quan lo bảo vệ rừng, thú hoang, sông ngòi, nhà cổ có di tích lịch sử.

Những trường hợp nói nối, nói tắt trong tiếng Anh

Bạn có biết ‘s not = it’s not, I dunno = I don’t know, cos = because không? Còn nhiều cụm hay lắm nữa đấy!

Đây là một số từ thông dụng trong tiếng Anh. Các bạn nên làm quen với cách nói này. Sẽ rất bổ ích!

– ’s not = it’s not
– Whatcher name ? = What’s your name ?
– Inni, wannit = Isn’t it, wasn’t it
– I dunno, stoo hard = I don’t know, it’s too hard
– Cos = because
– Course = of course
– Probly = probably
– Gonna = going to
– Wanna = want to
– Wanna dance ? = do you want to dance?
– I wanna go … = I want to go
– How boutchu = How about you ?
– How boutdit ? = How about it ?
– Whatcha doing ? = What are you doing ?
– Zit work ? = Does it work ?
– Zit ready yet ? = Is it ready yet
– Gotta = have to
– Kinda = kind of
– Outa = out of
– Woulda = would have
– Coulda = could have
– Shoulda = should have

Cách dùng How long, How many times

How long…? được dùng để đặt câu hỏi về khoảng thời gian – bao lâu. Nếu bạn dùng cấu trúc câu How many times…?, bạn hỏi về con số cụ thể mỗi lần một việc gì xảy ra.

* How long…? được dùng để đặt câu hỏi về khoảng thời gian – bao lâu. Hãy xem các ví dụ sau:

‘How long have you been waiting?’ ‘Only for a minute or two.’ (Bạn đợi bao lâu rồi? Chỉ một hoặc hai phút thôi)
‘How much longer can you stay?’ ‘Not much longer. For another ten minutes perhaps. I have to be home before midnight.’ (Bạn định ở lại thêm bao lâu nữa? Cũng không lâu nữa đâu. Chắc khoảng 10 phút nữa. Tôi phải về nhà trước nửa đêm.
Cấu trúc này thường được dùng với giới từ “for” hoặc “since” trong câu trả lời.
* How long…? cũng có thể được dùng để hỏi về độ dài được đo đạc của một vật gì đó. Sau đây là một số ví dụ:
‘I see you are growing your hair. How long do you want it to be?’ ‘Shoulder-length at least.’. (Mình thấy cậu đang nuôi tóc. Cậu muốn nuôi dài khoảng bao nhiêu? Ít nhất cũng đến ngang vai.

* Nếu bạn dùng cấu trúc câu How many times…?, bạn hỏi về con số cụ thể mỗi lần một việc gì xảy ra. Hãy xem các ví dụ sau:

‘How many times have you read that book?’ ‘At least ten times. I really like it.’ (Bạn đọc quyển sách đó mấy lần rồi? Ít nhất 10 lần rồi, mình rất thích nó.
‘How many times did the phone ring last night?’ ‘We must have had about twenty calls.’ (Đêm qua điện thoại đổ chuông mấy lần vậy? Chắc cũng phải có tới 20 tận cuộc gọi đến.
* Lưu ý cấu trúc How often…? thường được dùng thường xuyên hơn cấu trúc How many times…?
Khi bạn dùng cấu trúc này bạn hỏi một việc gì đó xảy ra thường xuyên như thế nào.
Không giống How many times…? vốn thường được dùng để nói tới những dịp trong quá khứ, How often…? được dùng để nói tới các tình huống trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Hãy xem các ví dụ sau:
‘How often will you visit your mother in hospital?’ ‘I shall try to visit at least once a week.’ (Cậu định đi thăm mẹ bao nhiêu lâu một lần? Tôi sẽ cố gắng đi thăm bà ấy ít nhất 1 lần 1 tuần.)
‘How often do you go to the big supermarket to do your shopping?’ ‘Not very often. Perhaps once a month.’ Cậu thường đi siêu thị mua đồ bao lâu một lần? Cũng không thường xuyên lắm. Có lẽ 1 tháng 1 lần.

Cụm từ A big fish được hiểu thế nào?

Nếu một ai đó là a big fish, người đó quan trọng và có quyền lực trong một tổ chức nào đó. Vậy nếu ai đó là a big fish in a small pond thì nên hiểu thế nào?

 
Loài cá mập voi đang có nguy cơ bị tuyệt chủng do nhu cầu cho món đặc sản súp vây cá mập.
Loài cá mập voi đang có nguy cơ bị tuyệt chủng do nhu cầu cho món đặc sản súp vây
cá mập.
 
Nếu một ai đó là a big fish, người đó quan trọng và có quyền lực trong một tổ chức nào đó.
Ví dụ
I’ve got a very important meeting with Mr Johnston later – he’s the big fish in the company! Sepp Blatter is the President of FIFA and a big fish in international football.
If you want the organisation to invest in your project, you really need to talk to a big fish, not me.
 
Xin lưu ý
Nếu ai đó là a big fish in a small pond, họ có thể có nhiều quyền lực trong một tổ chức nhỏ, nhưng sẽ chẳng là gì trong một tổ chức lớn hơn.
 
Ví dụ:
She thinks she’s really important, but she’s just a big fish in a small pond.
 
Thực tế thú vị
Cá mập voi (whale shark) là loài cá lớn nhất trong đại dương và thường được tìm thấy ở vùng biển nhiệt đới hoặc biển ấm hơn. Mặc dù tuổi thọ của nó là trên 70 năm, cá này
hiện đang bị đe dọa do nhu cầu cho các món đặc sản như súp vây cá mập rất thịnh hành tại châu Á. Trung Quốc gần đây vừa ra lệnh cấm món súp vây cá mập ở các bữa tiệc chính thức của chính quyền.

Weather the storm: Vượt qua khó khăn

Cụm từ “to weather the storm” có nghĩa là vượt qua một giai đoạn khó khăn. Một cụm từ khác trong tiếng Anh có nghĩa tương tự, đó là ‘to ride out the storm’.

 

Thái tử Charles đã khiến người xem phải mỉm cười thú vị khi thử đọc tin thời tiết trên truyền hình Scotland
 
 
Cụm từ “to weather the storm” có nghĩa là vượt qua một giai đoạn khó khăn.
 
Ví dụ
The company weathered the storm through the recession and is now very successful.
 
Times are tough right now, but you just need to weather the storm for a while and things will get better.
 
Xin lưu ý (Đừng nhầm với)
 
Một cụm từ khác trong tiếng Anh có nghĩa tương tự, đó là ‘to ride out the storm’.
Just ride out the storm; everything will improve soon.
 
Thực tế thú vị
Thái tử Anh, the Prince of Wales, vừa thử làm người dự báo thời tiết trên truyền hình khi ông tới thăm BBC Scotland hôm thứ Năm 11/5/2012. Thái tử Charles đọc dự báo thời tiết đã được viết sẵn trong đó có nhắc tới Balmoral, cũng như một vài nơi nơi ở khác của Hoàng gia Anh tại Scotland.

The best and worst cities in the world

The best and worst cities in the world  

Nếu như bạn từng ước ao nơi mình sinh sống có được hệ thống giao thông tốt hơn, ít tội phạm hơn, hay đa dạng văn hóa hơn thì hãy tham khảo kết quả khảo sát mới nhất Global Liveability Survey liệt kê các thành phố tốt nhất và tệ nhất trên toàn thế giới.

Nếu như bạn từng ước ao nơi mình sinh sống có được hệ thống giao thông tốt hơn, ít tội phạm hơn, hay đa dạng văn hóa hơn thì hãy tham khảo kết quả khảo sát mới nhất Global Liveability Survey liệt kê các thành phố tốt nhất và tệ nhất trên toàn thế giới.
Vancouver được cho là một trong những thành phố dễ chịu nhất trên thế giới.
 
A slick advert by the Melbourne tourist board shows pictures of its enviable schools, beaches, transport system and nightlife, all of which have helped it earn the number one spot
as the world’s most liveable city. The 140 cities in the survey are judged on five broad categories: stability, healthcare, culture and environment, education and infrastructure. The top scorers tend to be mid-sized cities in wealthy countries with a low populationdensity. Some seven of the top ten – including Vancouver, Toronto and Sydney – are in Australia or Canada. Vienna, Helsinki and Auckland also made the top ten.
 
Of the cities surveyed – and some like Kabul and Baghdad were not included for safety reasons – Dhaka in Bangladesh was rated the least liveable. Lagos, Harare, Algiers and Karachi all scored poorly as well. The city that has dropped fastest down the list in the last year is Damascus, due to the ongoing conflict in Syria, while infrastructure improvements in China mean that cities like Shanghai and Suzhou have scored better than they did last year. 
New vocabulary
slick: đẹp, chuyên nghiệp
enviable: đáng mong ước
earn: thu nhập, nhận được
survey: khảo sát, điều tra
stability: ổn định
infrastructure: cơ sở hạ tầng
top scorers: các thành phố được cho điểm cao nhất, được đánh giá tốt nhất
density: mức độ đông đúc, mật độ dân cư
the least: thấp nhất, ít nhất
drop: rớt xuống, giảm xuống
 
 
 

Những lời chúc hay và ý nghĩa bằng tiếng Anh

1. Everything starts a new with the New Year coming. May your new year be filled with the happiest things and your days with the bring test promise.
Mọi thứ lại bắt đầu khi năm mới đang đến, chúc bạn năm mới đầy hạnh phúc và những tháng đầy triển vọng và hạnh phúc nhất.
2. Hoping this card bring you’re my sincere greeting. You will be blessed the coming year in fullest measure.
Hy vọng tấm thiệp này sẽ chuyển đến những lời chúc chân thành của tôi đến với bạn. Bạn sẽ tràn đầy hạnh phúc trong tương lai
3. Have a happy and profitable year. Chúc bạn năm mới vui vẻ phát tài4. Hearty felicitations on you’re completing the post-graduate course acquiring the degree of Master of Sense.
Nồng nhiệt chúc mừng thành công lớn của bạn đã hoàn thành khóa nghiên cứu sinh Thạc sỹ

5. Allow me to congratulation you on arrival of the New Year and to extend to you all my good wishes for your perfect health and lasting prosperity.
Xin chúc mừng bạn nhân dịp năm mới, gửi đến bạn những lời chúc tốt đẹp, dồi dào sức khỏe, thịnh vượng

6. I trust that your marriage be a source of blessing and happiness of your both, please accept this little present with my congratulations upon your happy wedding.
Mình tin tưởng cuộc hôn nhân sẽ đem đến niềm vui, hạnh phúc đến hai bạn. Hãy nhận món quà nhỏ này với lời chúc mừng của mình đến hai bạn

7. We met get together to know each other but say goodbye at last in such a crowded world. May our friendship grow dearer in spite of time and space
Chúng ta được gặp nhau thành những người bạn tốt bây giờ là giây phút tạm biệt, chúc cho tình bạn của chúng ta mãi vượt qua thời gian và không gian

8. On this Valentine’s Day, just like everyday, all I have is love for you.
Ngày lễ tình nhân với anh cũng như mọi ngày khác, tất cả những gì anh có là tình yêu dành cho em

9. Send you my beautiful blessing that is as sweet as a flower to be your companion till the end of the world. Happy birth to you.
Gửi đến em những lời chúc tốt đẹp nhất ngọc ngào như những bông hoa này, em – người cùng anh đi đến tận cùng thế giới. Chúc em sinh nhật hạnh phúc

10. On such a day like your birthday, may you be in arm with truly happy day bringing fulfillment of your favourite hope your brightest promise.
Trong ngày sinh nhật chúc bạn thật sự hạnh phúc, chúc những ước mơ của bạn đều trở thành hiện thực.

7 Kinh nghiệm vàng giúp cải thiện tiếng Anh

 
 
1. Thích nói tiếng Anh và thoải mái khi nói
Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn không mắc lỗi, có nghĩa là bạn không học được gì. Thường thì khi bạn sẽ mắc những lỗi nho nhỏ khi nói tiếng Anh với người nước ngoài. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã.

2. Xác định xem bạn thích hợp với cách học nào
Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra một mối liên hệ giữa tiếng Anh và hình ảnh ví dụ bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở trong ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh.

Dĩ nhiên, một người học tiếng Anh tốt sẽ dành thời gian cho tất cả những việc này. Đáng tiếc là trên thế giới, rất nhiều người vẫn bị dạy theo cách truyền thống là chỉ chú trọng vào ngữ pháp và nghe.

3. Học cách ghi nhớ
Bạn có thể luyện trí nhớ của mình qua rất nhiều sách hướng dẫn. Hầu hết tất cả các học sinh giỏi tiếng Anh đều rất coi trọng việc này.

4. Tạo ra cho mình một môi trường tiếng Anh
Một doanh nhân thành đạt người Tây Ban Nha đã học tiếng Anh bằng cách dán những mẩu giấy vàng khắp nơi trong nhà mình để đi tới đâu dù là xuống bếp pha một tách cà phê, vào nhà tắm cạo râu hay dùng điều khiển ti-vi để đổi kênh, anh đều nhìn thấy những từ ghi trên đó. Khi anh đã thuộc những từ này rồi, anh thay bằng những từ mới. Bằng cách này, ngày nào anh cũng học được khoảng 10 từ, cả 7 ngày trong tuần. Bạn hãy tranh thủ đọc, nghe và nói tiếng Anh ở mọi nơi, mọi lúc.

5. Hãy nối mạng
Một cô gái người ngoại thành Hà Nội. Cứ 3 lần một tuần, cô đi xe máy đến một nơi mà cô có thể nói tiếng Anh với những người bạn của mình tại Anh, Úc và Mỹ. Đó là một quán cà phê Internet có dịch vụ voice chat.
Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và bây giờ, quan trọng hơn cả là: giao tiếp.

6. Học từ vựng một cách có hệ thống
Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn:

Chủ đề: shopping, holidays, money vv…
Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake vv…
Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after vv…
Ngữ cố định: on the other hand, in my opinion, by the way vv…
Thành ngữ: once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue vv…
Ngữ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003 vv…..

7. Bạn hãy phấn khích lên
Bạn hãy khởi động và làm ngay những việc bạn có thể làm ngày hôm nay, đừng để đến ngày mai.

 

Bạn biết cách phát âm chữ“ t” trong tiếng Anh – Mỹ chưa?

Trong một số trường hợp, người Mỹ hay “nuốt” âm /t/. Âm /t/ lại là một âm mạnh, hay xuất hiện nên giọng Anh – Mỹ có một số cách phát âm âm /t/ này khác đi dựa theo một số quy tắc như sau:

1. /t/ nguyên là /t/:

Trường hợp này thì khá là đơn giản.
Khi /t/ đứng đầu từ hoặc khi không đứng đầu từ nhưng lại được nhấn trọng âm vào nó thì người Mỹ cũng phải phát âm /t/ là /t/.
Ví dụ như ten, tooth, content…

2. /t/ phát âm thành /d/:
Khi t đứng giữa từ, không bị nhấn trọng âm thì thường người ta phát âm /t/ nhẹ hẳn đi và /t/ trở thành /d/.
Ví dụ:
Water thành /’wɔ:də/, daughter thành /ˈdɔdər/, later thành /leɪdə(r)/, meeting thành /’mi:diɳ/, better thành /´bedə/…
t cũng được phát âm thành d khi nối âm t từ cuối từ này vào nguyên âm của từ đứng sau nó (âm đầu này không được nhấn trọng âm). Ví dụ như trong A lot of, bought a…

3. /t/ “câm:”
Một số trường hợp, người nói lười đến nỗi không những không đổi t thành d mà còn bỏ luôn cả t, không phát âm nữa. Điển hình là khi trước nó là âm n (lưu ý là các trường hợp ở 2 và 3 chỉ áp dụng khi không gặp trọng âm thôi nhé):
Twenty sẽ thành twenny, interview nghe như innerview, international nghe như innernational

Một trường hợp khác nữa là khi kết thúc từ bằng /t/, nếu không ảnh hướng đến nghĩa của từ thì bạn khó có thể nghe được người ta phát âm chữ t đó ra. /t/ thường thành “câm” trong các trường hợp như: what, put, set not…

Hi vọng những kiến thức trên đây đã phần nào giúp các bạn lý giải vì sao trong một vài từ tiếng Anh chúng ta lại không thấy âm /t/ xuất hiện.